Cổng thông tin Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2025 tầm nhìn 2050      
Quy hoạch lại một số chợ tại trung tâm Cần Thơ | In |
18/05/2021
Ngày 20/4, UBND thành phố Cần Thơ có cuộc hợp với các sở, ngành, địa phương về việc di dời, quy hoạch lại một số chợ hiện đang còn “kẹt” tại trung tâm thành phố.

Theo đó, xem xét phương án di dời chợ Tân An và chợ An Lạc nằm trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Các khu chợ này hiện đang bộc lộ nhiều bất cập như: mất trật tự mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông…

Theo báo cáo của UBND quận Ninh Kiều, 2 chợ Tân An, An Lạc đều là chợ tự phát, hình thành từ khoảng năm 1980. Từ năm 2006, UBND thành phố Cần Thơ đã có quyết định di dời nhưng chưa có vị trí đất phù hợp.

Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ cho biết, thời gian qua, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận trên địa bàn tiến hành khảo sát thực tế, tổ chức xem xét các phương án, thống nhất đề xuất UBND thành phố di dời 2 chợ Tân An, An Lạc; đồng thời có văn bản đề nghị bổ sung chợ đầu mối nông sản thành phố Cần Thơ vào đồ án quy hoạch giai đoạn tới.

Có 4 vị trí được khảo sát để di dời hai chợ trên, gồm: khu vực sau bến xe mới thành phố Cần Thơ (giáp khu Hồng Loan), khu vực chợ 586, phường Phú Thứ; khu vực phường Ba Láng (ven Quốc lộ 61C) và khu tái định cư Trung tâm Văn hóa Tây Đô. Cả 4 vị trí này đều nằm trên địa bàn quận Cái Răng.

Tại cuộc họp, vị trí để di dời, quy hoạch các chợ cũng đã được xác định, từ 4 vị trí được đề xuất và tiến hành khảo sát thực tế, đại diện các sở, ngành thống nhất lựa chọn di dời chợ Tân An và chợ An Lạc về vị trí số 1 có diện tích 4,8 ha sau Bến xe khách trung tâm thành phố Cần Thơ (giáp khu đô thị Hồng Loan) thuộc phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng; trong đó, có khoảng 2,1 ha đất thương mại dịch vụ, còn lại là đất công viên cây xanh, giao thông dự mở và bến bãi.

Chợ Tân An được xem là chợ lớn nhất tại trung tâm thành phố Cần Thơ. Chợ hiện có 15 điểm kinh doanh mặt hàng thực phẩm tươi sống thuộc Xí nghiệp Chế biến thực phẩm II và có khoảng 560 lô, sạp kinh doanh của các hộ tư nhân. Ngoài ra, chợ còn có hơn 120 hộ kinh doanh mặt hàng của người dân tại các phường Tân An, Hưng Phú và các khu vực lân cận.

Do vị trí chợ thuận lợi về đường thủy, bộ nên từ khi thành lập đến nay chợ hoạt động kinh doanh hiệu quả, vừa là nơi bán lẻ đến người tiêu dùng, vừa là đầu mối phân phối, cung ứng hàng hoá cho các tiểu thương kinh doanh tại các chợ truyền thống khác trên địa bàn quận, huyện và các địa phương lân cận. Mỗi ngày, chợ Tân An tiêu thụ, phân phối từ 20-25 tấn rau, củ, quả; 40-50 tấn thuỷ sản các loại; 13-15 tấn thịt gia súc, gia cầm và có lưu lượng khách rất lớn, bình quân từ 3.000 – 3.500 lượt khách/ngày đêm.

 

 

Trong khi đó, chợ An Lạc hiện chia làm 2 khu với tổng diện tích hơn 3.500 m2, vị trí tiếp giáp gần với chợ Tân An. Chợ có quy mô nhỏ chủ yếu bán mặt điện máy và hàng thủy sản tươi sống phục vụ người dân sống tại khu vực xung quanh chợ. Hiện cơ sở hạ tầng ở khu chợ này cũng đã xuống cấp.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng đã giao Sở Công Thương làm đầu mối, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương cập nhật lại quy hoạch một cách chính xác; nghiên cứu thời gian, hình thức di dời, đền bù giải phóng mặt bằng đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên, đề xuất UBND thành phố hình thức kêu gọi đầu tư hợp lý, đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Đối với Công ty cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp Cần Thơ - đơn vị đang khai thác chợ Tân An, ông Nguyễn Văn Hồng đề nghị phối hợp với các sở ngành, địa phương thực hiện tuyên truyền việc di dời chợ, đảm bảo quyền lợi của người dân, đặc biệt là các tiểu thương đang kinh doanh tại chợ hiện hữu.

Tại cuộc họp, các đại biểu cũng thống nhất đối với đề xuất quy hoạch chợ đầu mối nông, thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 60 ha tại phường Ba Láng, quận Cái Răng. Chợ đầu mối sẽ được chia được chia làm 3 giai đoạn để đầu tư; trong đó, quy hoạch giai đoạn 1 từ 10 – 18 ha./.

Nguồn BNNews

< Trước


Đổi mới tư duy, phát triển theo hướng làm kinh tế nông nghiệp

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 45 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ

Tập đoàn SK Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư dự án năng lượng sạch tại TP Cần Thơ

Bài toán an cư tại Cần Thơ khi giá nguyên vật liệu tiếp tục “leo thang”

Xây dựng, phát triển vùng thủy sản chất lượng, đạt chuẩn

Lượt truy cập
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay16
mod_vvisit_counterHôm qua27
mod_vvisit_counterTuần này159
mod_vvisit_counterTháng này307
mod_vvisit_counterTổng cộng23572


© Cổng thông tin Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Thiết kế: Văn phòng Thành ủy Cần Thơ.